ZingProxy.com

ZingProxy.com là dịch vụ cho thuê Proxy chất lượng cao với đa dạng nguồn IPv4 và IPv6 tại nhiều quốc gia trên thế giới.

IP của bạn:

  • 54.86.180.90

Văn phòng:

  • 93A Đội Cấn, Ngọc Hồ, Ba Đình, Hà Nội

Online support:

VPS-Windows-ZingServer

Blog Details

Cách khắc phục lỗi Windows Could Not Automatically Detect Network Proxy Settings

Sau khi Windows khắc phục sự cố lỗi mạng cho bạn, bạn có thể gặp thông báo này: “Windows could not automatically detect this network’s proxy settings”. Điều này có nghĩa là gì? Cách nào để bạn khắc phục lỗi này?

10 cách để khắc phục lỗi “Windows could not automatically detect this network’s proxy settings”

1. Khởi động lại máy tính và bộ định tuyến (Router) của bạn

Trước khi bắt tay vào bất kỳ cách khắc phục sự cố cụ thể nào, bạn nên khởi động lại thiết bị của mình trước. Có khả năng điều này sẽ giải quyết vấn đề của bạn trong giây lát. Vì lỗi này thường liên quan đến cài đặt bị định cấu hình sai trên một máy tính. Nên việc khởi động lại bộ định tuyến của bạn có thể sẽ không có tác dụng. Nhưng đây vẫn là một bước khắc phục sự cố mạng quan trọng đối với bất kỳ loại sự cố nào. Nếu sau khi bạn khởi động lại máy tính và bộ định tuyến, sự cố vẫn chưa được khắc phục, hãy tiếp tục với các cách sau.

2. Xem lại cài đặt proxy (Proxy Settings) trong Windows

Vì sự cố này liên quan đến cài đặt proxy Windows của bạn, nên đây là nơi đầu tiên nên kiểm tra. Để truy cập Proxy Settings, hãy mở Settings chọn danh mục Network & Internet và chuyển sang tab Proxy. Tại đây, bạn sẽ thấy một danh sách các tùy chọn liên quan đến máy chủ proxy. Nếu bạn không sử dụng proxy, hãy đảm bảo rằng tùy chọn Use a proxy server đã bị tắt. Bạn nên để Automatically detect settings được bật.

Bật Automatically detect settings
Bật Automatically detect settings

Sau đó, hãy thử kết nối lại với mạng và truy cập trực tuyến. Nếu bạn vẫn gặp lỗi, hãy tắt Automatically detect settings trong tùy chọn proxy và thử lại.

3. Chạy Network Adapter Troubleshooter

Khi bạn nhấp chuột phải vào biểu tượng kết nối mạng trong System Tray và chọn khắc phục sự cố, nó sẽ chạy trình khắc phục sự cố Internet Connections. Đây là nguyên nhân dẫn đến lỗi “Windows could not detect proxy settings”. Nhưng có một cách khắc phục sự cố mạng khác mà bạn có thể chạy thử.

Như trên Windows 10, mở Settings và truy cập Update & Security > Troubleshoot > Additional troubleshooters. Trên Windows 11, đi tới Settings > System > Troubleshoot > Other troubleshooters. Chọn Network Adapter từ danh sách và xem qua trình khắc phục sự cố. Tuy nhiên những trình khắc phục sự cố này không phải lúc nào cũng khắc phục được sự cố của bạn. Nhưng nó vẫn đáng để thử.

4. Tự động lấy địa chỉ IP và thông tin DNS

Địa chỉ IP hoặc cài đặt DNS bị định cấu hình sai cũng có thể gây ra lỗi này. Để kiểm tra những điều này hãy duyệt đến Settings > Network & Internet > Status. Nhấp vào nút Change adapter options trong danh sách để xem tất cả các kết nối mạng của bạn.

Tại đây, nhấp vào nút Properties  và nhấp đúp vào Internet Protocol Version 4 trong danh sách. Đảm bảo bạn đã chọn cả Obtain an IP address automatically và Obtain DNS server address automatically. Cài đặt bị định cấu hình sai ở đây sẽ ngăn bạn truy cập trực tuyến. Sau đó nhấp đúp vào kết nối bạn đang sử dụng.

Kiểm tra địa chỉ IP trên Windows của bạn
Kiểm tra địa chỉ IP trên Windows của bạn

Trên Windows 11, đi tới Settings > Network & internet và chọn Wi-Fi hoặc Ethernet tùy thuộc vào kết nối bạn đang sử dụng. Sau đó nhấp vào tên mạng của bạn. Nếu bạn không thấy Automatic (DHCP) bên cạnh cả IP assignment và DNS server assignment, hãy nhấp vào nút Edit bên cạnh cả hai và đặt chúng thành giá trị này.

5. Cập nhật hoặc khôi phục trình điều khiển mạng của bạn (Network Driver)

Network Driver lỗi thời có thể dẫn đến sự cố kết nối. Hoặc bạn có thể đã cài đặt một bản cập nhật bị lỗi cho trình điều khiển mạng của mình. Trong cả hai trường hợp, việc thay thế trình điều khiển có thể giải quyết vấn đề về thông báo proxy.

Nhấp chuột phải vào nút Start và chọn Device Manager để mở tiện ích đó. Mở rộng phần Network adapters và nhấp đúp vào kết nối bạn sử dụng. Sau đó, trên tab Driver, bạn có thể chọn Roll Back Driver để gỡ cài đặt bản cập nhật mới nhất và quay lại bản cập nhật trước đó.

Khôi phục Network Driver trên Windows
Khôi phục Network Driver trên Windows

Chọn Update Driver và bạn có thể kiểm tra các bản cập nhật mới qua internet. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ không tìm thấy gì, vì vậy bạn sẽ cần cập nhật trình điều khiển của mình theo cách thủ công bằng cách tải chúng xuống từ nhà sản xuất.

6. Đặt lại cấu hình mạng qua Command Prompt

Windows cung cấp nhiều công cụ xử lý sự cố mạng thông qua Command Prompt. Một vài lệnh nhanh thường có thể giải quyết vấn đề của bạn trong chốc lát. Nếu bạn vẫn gặp sự cố tại thời điểm này, hãy nhấp chuột phải vào nút Start một lần nữa và mở cửa sổ Command Prompt, PowerShell hoặc Windows Terminal với quyền quản trị viên.

Sau đó nhập các lệnh sau và Enter mỗi lần một lệnh. Chúng sẽ đặt lại các chức năng mạng khác nhau trên máy tính của bạn. Chẳng hạn như xóa dữ liệu kết nối cũ và nhận địa chỉ IP mới từ bộ định tuyến:

netsh winsock reset
netsh int ip reset
ipconfig /release
ipconfig /renew
ipconfig /flushdns

7. Xem lại tường lửa, VPN và phần mềm chống vi-rút

Tiếp theo, bạn nên đảm bảo rằng bạn không có tường lửa (Firewall), VPN hoặc phần mềm bảo mật can thiệp vào kết nối mạng của mình. Có thể phần mềm bạn chọn có bản cập nhật đã thay đổi một tùy chọn mà bạn không biết. Hoặc bạn vừa cài đặt một ứng dụng mới làm thay đổi cài đặt proxy vì lý do nào đó.

Cách khắc phục lỗi là bạn thử lần lượt tắt tường lửa, VPN và phần mềm chống vi-rút. Sau đó xem lỗi có biến mất không. Nếu đúng như vậy, vấn đề nằm ở một trong những ứng dụng đó. Bạn sẽ cần định cấu hình chúng để tránh ảnh hưởng đến hoạt động mạng thông thường.

Kiểm tra tường lửa cũng là cách để khắc phục lỗi
Kiểm tra tường lửa cũng là cách để khắc phục lỗi

8. Quét phần mềm độc hại

Một số phần mềm độc hại có thể liên tục gây rối với cài đặt proxy để ngăn bạn truy cập internet. Nếu bạn gặp thông báo “Windows could not detect this network’s proxy settings” mỗi khi bạn khởi động lại, bạn có thể là nạn nhân của lỗi này.

Do đó, bạn nên quét bằng ứng dụng chống phần mềm độc hại đáng tin cậy. Điều này sẽ phát hiện bất kỳ phần mềm độc hại nào đang chạy trên hệ thống. Nếu quá trình quét tìm thấy mối nguy hại hãy loại bỏ nó và xem liệu kết nối của bạn có hoạt động bình thường trở lại hay không.

9. Sử dụng Restore Point

Tính năng System Restore trong Windows cho phép bạn quay lại thời điểm trước đó khi máy tính của bạn hoạt động bình thường. Nếu sự cố của bạn mới bắt đầu gần đây, thì bạn nên thử cách này để xem liệu bạn có thể quay ngược thời gian hay không.

Để truy cập nó, hãy đi tới Settings > System > About. Trên thanh bên phải trong Windows 10, nhấp vào System protection. Trên Windows 11, bạn sẽ thấy System protection bên cạnh Related links trong hộp Device specifications sau khi bạn đã mở rộng nó.

Trong hộp thoại System Properties xuất hiện trên tab System Protection, hãy nhấp vào System Restore để mở một cửa sổ mới. Windows sẽ hướng dẫn bạn cách chọn điểm khôi phục và xác nhận thao tác. Tất nhiên, nếu máy tính của bạn chưa tạo bất kỳ điểm khôi phục nào, bạn không thể sử dụng tính năng này.

Chọn Restore Point để xem lỗi ở đâu
Chọn Restore Point để xem lỗi ở đâu

Lưu ý rằng việc sử dụng Restore Point sẽ xóa mọi chương trình và trình điều khiển mà bạn đã cài đặt kể từ khi tạo Restore Point đó. Bạn có thể nhấp vào Scan for affected programs trên một điểm khôi phục để xem nó sẽ có tác dụng gì. Sử dụng System Restore sẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ tệp cá nhân nào của bạn.

10. Đặt lại cài đặt mạng (Network Settings)

Sau khi thử mọi cách khắc phục lỗi ở trên, bạn nên thiết lập lại toàn bộ cấu hình mạng của mình trong Windows. Trên Windows 10 mở Settings > Network & Internet. Trên tab Status, tìm Network reset ở dưới cùng và nhấp vào đó. Trên Windows 11, mục này nằm trong Settings > Network & internet > Advanced network settings > Network reset.

Lưu ý rằng thao tác này sẽ xóa tất cả thông tin mạng khỏi máy tính của bạn. Vì vậy bạn sẽ cần kết nối lại với các mạng đã lưu. Nếu bạn đồng ý với điều này, hãy nhấp vào Reset now. Máy tính của bạn sẽ thực hiện thiết lập lại, sau đó khởi động lại.

Reset lại hệ thống mạng để khắc phục sự cố
Reset lại hệ thống mạng để khắc phục sự cố

Với 10 cách trên hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong khắc phục sự cố “Windows could not automatically detect this network’s proxy settings”. Truy cập zingproxy.com để tìm hiểu thêm về Proxy và đăng ký sử dụng dịch vụ Proxy chất lượng cao tại đây. Cảm ơn đã theo dõi bài viết!

10 cách sửa lỗi proxy trên wincách khắc phục lỗicài đặt Proxy trên windowslỗi network proxy settingslỗi proxy trên windowslỗi Windows Could Not Automatically Detect Network Proxy Settingsmua proxy chất lượng caoproxy errorsửa lỗi Windows Could Not Automatically Detect Network Proxy Settingsthuê proxy theo giờ
fe5181c647cd864e9ee38a199ce67444?s=130&d=mm&r=g
Official ZingProxy
ZingProxy Official là đội ngũ gồm nhiều chuyên gia trong lĩnh vực Quản trị mạng, Internet, Proxy và địa chỉ IP. Chúng tôi hi vọng mang đến cho đọc giả nhiều thông tin hữu ích trong lĩnh vực Proxy Server.

Comments are closed

arrow up